/* Bing Seo*/ Kinh Tế - Ngân Hàng TP.HCM 2012

Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014

Đề thi kiểm toán UEH - Lớp Kế Toán Bến Tre 2016

Đề thi kiểm toán UEH - Lớp Kế Toán Bến Tre 2016 - Đại học Kinh Tế TP.HCM.

Câu 1: (2đ) Hãy cho biết mỗi trường hợp sau sẽ do loại kiểm toán viên nào tiến hành và thuộc hoạt động kiểm toán nào? 
a/ Kiểm tra tính hữu hiệu của chương trình khuyến mãi mua 1 tặng 1 tại công ty trong tháng 5.
b/ Kiểm tra việc sử dụng Ngân sách của thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2015.

Câu 2: (3đ) Hãy cho biết trong các tình huống sau sẽ ảnh hưởng đến bộ phận nào trong mô hình rủi ro kiểm toán (bao gồm rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện). Giải thích vắn tắt: 
a/ Do khối lượng công việc quá nhiều, thủ quỹ không thực hiện kiểm kê quỹ cũng như không đối chiếu với sổ sách kế toán vào cuối mỗi ngày.
b/ Nhiều khoản doanh thu của đơn vị được tính trên cơ sở các hợp đồng liên kết phức tạp nên dễ bị nhầm lẫn khi tính toán.
c/ KTV đã bỏ qua một số thử nghiệm cơ bản cần thiết vì áp lực phải phát hành báo cáo kiểm toán đúng hạn theo hợp đồng đã ký nên không phát hiện được sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính.

Câu 3: (3đ) Dưới đây là các hoạt động kiểm soát áp dụng tại đơn vị:
a/ Việc mua sắm máy móc thiết bị phải được giám đốc tài chính phê chuẩn dựa trên bảng báo giá của bộ phận mua hàng.
b/ Công ty sử dụng camera quan sát ở kho.
c/ Đối với những khoản bán chịu dưới 100 triệu đồng thì cần sụ xét duyệt của Trưởng phòng kinh doanh, trên 100 triệu cần sự xét duyệt của Giám đốc chi nhánh.
Yêu cầu: Hãy cho biết hoạt động kiểm soát nêu trên thuộc loại nào và thiết kế 01 (một) thử nghiệm kiểm soát cho mỗi hoạt động kiểm soát trên.

Câu 4 ( 2đ ) KTV Minh đang kiểm toán báo cáo tài chính của công ty An Tâm cho năm tài chính kết thúc 31.12.20x5. Giám đốc công ty An Tâm kiên quyết không cho phép KTV Minh gửi thư xác nhận đến một số nhà cung cấp vì lý do đây là khoản nợ đang tranh chấp. KTV Minh không thực hiện được các thủ tục kiểm toán thay thế, cuối cùng KTV Minh đưa ra ý kiến trái ngược.
YÊU CẦU: Hãy nhận xét về ý kiến của KTV Minh? Giải thích và đưa ra ý kiến kiểm toán phù hợp (nếu cần thiết). Giả sử vấn đề trên là trọng yếu. 
--------------------------------------------------------------------------

Lưu ý: Đối với các câu hỏi yêu cầu giải thích, nếu không giải thích sẽ không được tính điểm. 

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

Việt Nam các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ

Việt Nam đã đạt được những tiến bộ rất ấn tượng trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ và đã hoàn thành một số mục tiêu – ví dụ Mục tiêu 1 về xóa bỏ tình trạng nghèo đói cùng cực và thiếu đói – mặc dù còn rất lâu nữa mới đến thời hạn năm 2015. Việt Nam cũng đang trong tiến trình hướng tới hoàn thành một số mục tiêu khác nữa. Nếu Việt Nam muốn đạt được tất cả các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ trên cơ sở đảm bảo bình đẳng, thì điều quan trọng là cần duy trì những tiến bộ đã đạt được, hướng tới giải quyết những sự chênh lệch đang gia tăng, tính đến các nguy cơ và giải quyết những thiếu hụt còn tồn tại.

mdg_1MTPTTNK 1: Xóa bỏ tình trạng nghèo đói cùng cực và thiếu đói 
Trong tất cả các mục tiêu thiên niên kỷ, Việt Nam đạt được tiến bộ ấn tượng nhất ở mục tiêu thiên niên kỷ 1 về giảm nghèo. Việt Nam đã giảm được 75% tỉ lệ nghèo, từ 58.1% năm 1990 xuống còn 14.5% năm 2008. Tỉ lệ thiếu đói giảm hơn 2/3, từ 24.9% năm 1993 xuống còn 6.9% năm 2008.

Mặc dù tỉ lệ nghèo nói chung đã giảm đáng kể nhưng vẫn còn tồn tại những chênh lệch rất lớn. Ví dụ, hơn một nửa các nhóm dân tộc thiểu số vẫn đang sống dưới chuẩn nghèo. Đã bắt đầu xuất hiện các dạng nghèo mới, bao gồm nghèo lâu năm, nghèo thành thị, nghèo ở trẻ em và người di cư nghèo. Để giải quyết các tình trạng nghèo này cần phải có các phương pháp tiếp cận đa chiều và riêng biệt, trong đó có ghi nhận nghèo đói là một vấn đề không chỉ dừng ở mức độ thu nhập hộ gia đình trong mối quan hệ với chuẩn nghèo tính theo tiền tệ.

mdg_2MTPTTNK 2: Phổ cập giáo dục tiểu học 
Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong công tác phổ cập giáo dục tiểu học. Năm 2009, tỉ lệ nhập học tiểu học là 97% và 88.5% trẻ em đi học đã hoàn thành 5 năm tiểu học. Trong số này, hơn 90% tiếp tục học trung học cơ sở, và không có sự chênh lệch lớn giữa thành thị và nông thôn. Tỉ lệ về giới cũng khá đồng đều, với gần một nửa học sinh là trẻ em gái ở cả cấp tiểu học lẫn trung học.

Để tiếp tục phát huy thành tích này và đảm bảo giữ vững thành tựu, trong 5 năm tới cần chú ý đến một số lĩnh vực, đặc biệt là chất lượng và chi phí cho giáo dục.

mdg_3MTPTTNK 3: Tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ 
Việt Nam đã rất thành công trong việc nâng cao tỷ lệ trẻ em gái học tiểu học và trung học cơ sở. Tỷ lệ học sinh nữ bậc tiểu học là 48,2%, bậc trung học cơ sở là 48,1% và trung học phổ thông là 49,1%. Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước đứng đầu trong khu vực về tỷ lệ phụ nữ tham gia Quốc hộ: 25,8% đại biểu Quốc hộ là phụ nữ.

Tuy nhiên, phụ nữ Việt Nam vẫn tiếp tục phải đối mặt với những trở ngại to lớn – bao gồm nghèo đói, thiếu tiếp cận với giáo dục ở các bậc cao hơn và thiếu cơ hội việc làm, cũng như những thái độ và hành vi phân biệt đối xử còn tồn tại dai dẳng. Bên cạnh đó, hiện tượng yêu thích con trai hơn và hạ thấp giá trị con gái được thể hiện qua tỉ lệ nam : nữ khi sinh ngày càng tăng, và bạo lực giới đã được ghi nhận là một vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam.

mdg_4MTPTTNK 4: Giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ em 
Việt Nam đã đạt được các mục tiêu về giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ dưới năm tuôi và trẻ sơ sinh, cả hai tỉ lệ này đều giảm một nửa từ năm 1990 đến 2006. Tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh đã giảm từ 44,4 trên 1.000 ca sinh năm 1990 xuống còn 16 trên 1.000 ca sinh năm 2009. Tỉ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi cũng được giảm đáng kể, từ 58 trên 1.000 ca sinh năm 1990 xuống còn 24,4 năm 2009. Hơn nữa tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị nhẹ cân giảm từ 25,2% năm 2005 xuống còn 18,9% năm 2009.

Để phát huy những thành tựu này và đảm bảo rằng tỉ lệ tử vong trẻ em tiếp tục được cải thiện, một số lĩnh vực cần được chú ý, đặc biệt là tử vong ở trẻ dưới 1 tháng tuổi và tỉ lệ trẻ còi cọc.

mdg_5_altMTPTTNK 5: Nâng cao sức khỏe bà mẹ 
Tỷ lệ tử vong bà mẹ đã giảm một cách đáng kể trong vòng hai thập kỷ qua, từ 233 ca tử vong trên 100.000 ca sinh vào năm 1990 xuống còn 69 ca tử vong trên 100.000 ca sinh vào năm 2009, giảm khoảng 2/3 số ca tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản. Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc tăng cường khả năng tiếp cận sức khoẻ sinh sản cho tất cả mọi người bao gồm chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh, kế hoạch hoá gia đình; tăng cường việc sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại; xây dựng các chương trình, chính sách và luật pháp về sức khoẻ sinh sản và quyền sinh sản, cũng như các dịch vụ có chất lượng tới người nghèo và các nhóm dân số dễ bị tổn thương

Mặc dù sức khoẻ bà mẹ đã được cải thiện một cách đáng kể nhưng tỷ lệ tử vong mẹ (MMR) vẫn không thay đổi trong giai đoạn 2006-2009. Cần nhiều nỗ lực hơn nữa nhằm đạt được Mục tiêu Thiên niên kỷ là giảm 3/4 tỷ lệ tử vong bà mẹ (xuống còn 58,3 ca tử vong trên 100.000 ca sinh). Vẫn còn có sự khác biệt lớn về tỷ lệ tử vong mẹ giữa các vùng miền mà chúng ta cần phải giải quyết. Tỷ lệ tử vong mẹ còn khá cao ở các khu vực miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số.

mdg_6_alt_2MTPTTNK 6: Ngăn chặn HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh dịch khác 
Việt Nam đã có tiến bộ đáng kể trong việc xây dựng khung pháp lý và chính sách trong những năm gần đây. Việt Nam có một chiến lược quốc gia tốt và 9 kế hoạch để ứng phó với HIV. Tỷ lệ nhiễm HIV trong tất cả các nhóm tuổi vào năm 2010 ước tính là 0,28%. Độ bao phủ của dịch vụ điều trị kháng virus đã tăng từ khoảng 30% năm 2007 lên đến 53,7% vào năm 2009. Các bước tiến rất ấn tượng của Việt Nam trong lĩnh vực phòng, chống sốt rét cho thấy Việt Nam đã đạt được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về phòng, chống sốt rét. Việt Nam cũng được công nhận là đã khống chế rất tốt các dịch bệnh khác như SARS, H5N1 và H1N1.

Mặc dù đã có tiến bộ trên nhiều lĩnh vực và Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều để ứng phó với HIV trong vòng 10 năm qua nhưng tỷ lệ nhiễm HIV hiện vẫn tiếp tục gia tăng. Để có thể duy trì các thành quả đã đạt được và đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp nhằm chặn đứng và đẩy lùi sự lan tràn của HIV, Việt Nam sẽ cần sử dụng ưu tiên nguồn lực để tập trung vào hai lĩnh vực trọng yếu là dự phòng HIV và bảo đảm tính bền vững của ứng phó quốc gia với HIV.

mdg7_altMTPTTNK 7: Đảm bảo bền vững môi trường 
Việt Nam cam kết giải quyết các vấn đề môi trường ở cấp quốc tế và chính sách, và đã đạt được những thành tích đáng kể trong việc thực hiện Mục tiêu 7. Chẳng hạn, diện tích rừng bao phủ tăng từ 27,8% năm 1990 lên khoảng 40% năm 2010. Ngày nay có khoảng 83% dân số vùng nông thôn có thể tiếp cận nước sạch, tăng so với 30% vào năm 1990.
Để có thể phát huy những thành tựu đã đạt được, Việt Nam cần chú ý hơn nữa một số lĩnh vực để có thể đạt được nhiều tiến bộ hơn nữa trong việc thực hiện mục tiêu số 7, đặc biệt về nước sạch và vệ sinh môi trường, và biến đổi khí hậu. Vẫn còn sự khác biệt về khả năng tiếp cận với nước sạch giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị, với tỷ lệ thấp nhất ở các vùng núi phía bắc, đồng bằng sông Mê kông và Tây Nguyên. Việt Nam rất dễ phải hứng chịu các tác động của biến đổi khí hậu. Hiện mỗi năm đã có hơn 1 triệu  người ở Việt Nam phải chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, và thảm họa khí hậu có chiều hướng ngày càng tồi tệ hơn.

mdg_8MTPTTNK 8: Xây dựng quan hệ đối tác toàn cầu vì sự phát triển 
Công tác giảm nghèo và phát triển bền vững có mối liên hệ mật thiết với các hoạt động thương mại xóa nợ và viện trợ, và có thể được thúc đẩy tốt hơn thông qua việc xây dựng các mối quan hệ đối tác toàn cầu. Việt Nam đã đạt được nhiều bước tiến lớn trong việc xây dựng các mối quan hệ đối tác toàn cầu cho phát triển kể từ năm 2000, trong đó có việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, mở rộng hợp tác với ASEAN, làm ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ trong một nhiệm kỳ (2008-2009), và tham gia trong một số hiệp định thương mại tự do mới. Để đảm bảo công bằng xã hội và tính bền vững của quá trình phát triển đất nước, cần có những mối quan hệ đối tác liên tục và mở rộng ở tất cả các lĩnh vực trong những năm sắp tới.

$ Kim Đại Phát $