/* Bing Seo*/ Kinh Tế - Ngân Hàng TP.HCM 2012

Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

Việt Nam các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ

Việt Nam đã đạt được những tiến bộ rất ấn tượng trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ và đã hoàn thành một số mục tiêu – ví dụ Mục tiêu 1 về xóa bỏ tình trạng nghèo đói cùng cực và thiếu đói – mặc dù còn rất lâu nữa mới đến thời hạn năm 2015. Việt Nam cũng đang trong tiến trình hướng tới hoàn thành một số mục tiêu khác nữa. Nếu Việt Nam muốn đạt được tất cả các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ trên cơ sở đảm bảo bình đẳng, thì điều quan trọng là cần duy trì những tiến bộ đã đạt được, hướng tới giải quyết những sự chênh lệch đang gia tăng, tính đến các nguy cơ và giải quyết những thiếu hụt còn tồn tại.

mdg_1MTPTTNK 1: Xóa bỏ tình trạng nghèo đói cùng cực và thiếu đói 
Trong tất cả các mục tiêu thiên niên kỷ, Việt Nam đạt được tiến bộ ấn tượng nhất ở mục tiêu thiên niên kỷ 1 về giảm nghèo. Việt Nam đã giảm được 75% tỉ lệ nghèo, từ 58.1% năm 1990 xuống còn 14.5% năm 2008. Tỉ lệ thiếu đói giảm hơn 2/3, từ 24.9% năm 1993 xuống còn 6.9% năm 2008.

Mặc dù tỉ lệ nghèo nói chung đã giảm đáng kể nhưng vẫn còn tồn tại những chênh lệch rất lớn. Ví dụ, hơn một nửa các nhóm dân tộc thiểu số vẫn đang sống dưới chuẩn nghèo. Đã bắt đầu xuất hiện các dạng nghèo mới, bao gồm nghèo lâu năm, nghèo thành thị, nghèo ở trẻ em và người di cư nghèo. Để giải quyết các tình trạng nghèo này cần phải có các phương pháp tiếp cận đa chiều và riêng biệt, trong đó có ghi nhận nghèo đói là một vấn đề không chỉ dừng ở mức độ thu nhập hộ gia đình trong mối quan hệ với chuẩn nghèo tính theo tiền tệ.

mdg_2MTPTTNK 2: Phổ cập giáo dục tiểu học 
Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong công tác phổ cập giáo dục tiểu học. Năm 2009, tỉ lệ nhập học tiểu học là 97% và 88.5% trẻ em đi học đã hoàn thành 5 năm tiểu học. Trong số này, hơn 90% tiếp tục học trung học cơ sở, và không có sự chênh lệch lớn giữa thành thị và nông thôn. Tỉ lệ về giới cũng khá đồng đều, với gần một nửa học sinh là trẻ em gái ở cả cấp tiểu học lẫn trung học.

Để tiếp tục phát huy thành tích này và đảm bảo giữ vững thành tựu, trong 5 năm tới cần chú ý đến một số lĩnh vực, đặc biệt là chất lượng và chi phí cho giáo dục.

mdg_3MTPTTNK 3: Tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ 
Việt Nam đã rất thành công trong việc nâng cao tỷ lệ trẻ em gái học tiểu học và trung học cơ sở. Tỷ lệ học sinh nữ bậc tiểu học là 48,2%, bậc trung học cơ sở là 48,1% và trung học phổ thông là 49,1%. Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước đứng đầu trong khu vực về tỷ lệ phụ nữ tham gia Quốc hộ: 25,8% đại biểu Quốc hộ là phụ nữ.

Tuy nhiên, phụ nữ Việt Nam vẫn tiếp tục phải đối mặt với những trở ngại to lớn – bao gồm nghèo đói, thiếu tiếp cận với giáo dục ở các bậc cao hơn và thiếu cơ hội việc làm, cũng như những thái độ và hành vi phân biệt đối xử còn tồn tại dai dẳng. Bên cạnh đó, hiện tượng yêu thích con trai hơn và hạ thấp giá trị con gái được thể hiện qua tỉ lệ nam : nữ khi sinh ngày càng tăng, và bạo lực giới đã được ghi nhận là một vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam.

mdg_4MTPTTNK 4: Giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ em 
Việt Nam đã đạt được các mục tiêu về giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ dưới năm tuôi và trẻ sơ sinh, cả hai tỉ lệ này đều giảm một nửa từ năm 1990 đến 2006. Tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh đã giảm từ 44,4 trên 1.000 ca sinh năm 1990 xuống còn 16 trên 1.000 ca sinh năm 2009. Tỉ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi cũng được giảm đáng kể, từ 58 trên 1.000 ca sinh năm 1990 xuống còn 24,4 năm 2009. Hơn nữa tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị nhẹ cân giảm từ 25,2% năm 2005 xuống còn 18,9% năm 2009.

Để phát huy những thành tựu này và đảm bảo rằng tỉ lệ tử vong trẻ em tiếp tục được cải thiện, một số lĩnh vực cần được chú ý, đặc biệt là tử vong ở trẻ dưới 1 tháng tuổi và tỉ lệ trẻ còi cọc.

mdg_5_altMTPTTNK 5: Nâng cao sức khỏe bà mẹ 
Tỷ lệ tử vong bà mẹ đã giảm một cách đáng kể trong vòng hai thập kỷ qua, từ 233 ca tử vong trên 100.000 ca sinh vào năm 1990 xuống còn 69 ca tử vong trên 100.000 ca sinh vào năm 2009, giảm khoảng 2/3 số ca tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản. Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc tăng cường khả năng tiếp cận sức khoẻ sinh sản cho tất cả mọi người bao gồm chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh, kế hoạch hoá gia đình; tăng cường việc sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại; xây dựng các chương trình, chính sách và luật pháp về sức khoẻ sinh sản và quyền sinh sản, cũng như các dịch vụ có chất lượng tới người nghèo và các nhóm dân số dễ bị tổn thương

Mặc dù sức khoẻ bà mẹ đã được cải thiện một cách đáng kể nhưng tỷ lệ tử vong mẹ (MMR) vẫn không thay đổi trong giai đoạn 2006-2009. Cần nhiều nỗ lực hơn nữa nhằm đạt được Mục tiêu Thiên niên kỷ là giảm 3/4 tỷ lệ tử vong bà mẹ (xuống còn 58,3 ca tử vong trên 100.000 ca sinh). Vẫn còn có sự khác biệt lớn về tỷ lệ tử vong mẹ giữa các vùng miền mà chúng ta cần phải giải quyết. Tỷ lệ tử vong mẹ còn khá cao ở các khu vực miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số.

mdg_6_alt_2MTPTTNK 6: Ngăn chặn HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh dịch khác 
Việt Nam đã có tiến bộ đáng kể trong việc xây dựng khung pháp lý và chính sách trong những năm gần đây. Việt Nam có một chiến lược quốc gia tốt và 9 kế hoạch để ứng phó với HIV. Tỷ lệ nhiễm HIV trong tất cả các nhóm tuổi vào năm 2010 ước tính là 0,28%. Độ bao phủ của dịch vụ điều trị kháng virus đã tăng từ khoảng 30% năm 2007 lên đến 53,7% vào năm 2009. Các bước tiến rất ấn tượng của Việt Nam trong lĩnh vực phòng, chống sốt rét cho thấy Việt Nam đã đạt được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về phòng, chống sốt rét. Việt Nam cũng được công nhận là đã khống chế rất tốt các dịch bệnh khác như SARS, H5N1 và H1N1.

Mặc dù đã có tiến bộ trên nhiều lĩnh vực và Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều để ứng phó với HIV trong vòng 10 năm qua nhưng tỷ lệ nhiễm HIV hiện vẫn tiếp tục gia tăng. Để có thể duy trì các thành quả đã đạt được và đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp nhằm chặn đứng và đẩy lùi sự lan tràn của HIV, Việt Nam sẽ cần sử dụng ưu tiên nguồn lực để tập trung vào hai lĩnh vực trọng yếu là dự phòng HIV và bảo đảm tính bền vững của ứng phó quốc gia với HIV.

mdg7_altMTPTTNK 7: Đảm bảo bền vững môi trường 
Việt Nam cam kết giải quyết các vấn đề môi trường ở cấp quốc tế và chính sách, và đã đạt được những thành tích đáng kể trong việc thực hiện Mục tiêu 7. Chẳng hạn, diện tích rừng bao phủ tăng từ 27,8% năm 1990 lên khoảng 40% năm 2010. Ngày nay có khoảng 83% dân số vùng nông thôn có thể tiếp cận nước sạch, tăng so với 30% vào năm 1990.
Để có thể phát huy những thành tựu đã đạt được, Việt Nam cần chú ý hơn nữa một số lĩnh vực để có thể đạt được nhiều tiến bộ hơn nữa trong việc thực hiện mục tiêu số 7, đặc biệt về nước sạch và vệ sinh môi trường, và biến đổi khí hậu. Vẫn còn sự khác biệt về khả năng tiếp cận với nước sạch giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị, với tỷ lệ thấp nhất ở các vùng núi phía bắc, đồng bằng sông Mê kông và Tây Nguyên. Việt Nam rất dễ phải hứng chịu các tác động của biến đổi khí hậu. Hiện mỗi năm đã có hơn 1 triệu  người ở Việt Nam phải chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, và thảm họa khí hậu có chiều hướng ngày càng tồi tệ hơn.

mdg_8MTPTTNK 8: Xây dựng quan hệ đối tác toàn cầu vì sự phát triển 
Công tác giảm nghèo và phát triển bền vững có mối liên hệ mật thiết với các hoạt động thương mại xóa nợ và viện trợ, và có thể được thúc đẩy tốt hơn thông qua việc xây dựng các mối quan hệ đối tác toàn cầu. Việt Nam đã đạt được nhiều bước tiến lớn trong việc xây dựng các mối quan hệ đối tác toàn cầu cho phát triển kể từ năm 2000, trong đó có việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, mở rộng hợp tác với ASEAN, làm ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ trong một nhiệm kỳ (2008-2009), và tham gia trong một số hiệp định thương mại tự do mới. Để đảm bảo công bằng xã hội và tính bền vững của quá trình phát triển đất nước, cần có những mối quan hệ đối tác liên tục và mở rộng ở tất cả các lĩnh vực trong những năm sắp tới.

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2014

Thuật ngữ Kinh Tế Lượng

1.    Tổng hợp – Aggregation   
2.    Mô hình định giá tài sản vốn – Capital asset pricing model (CAPM)
3.    Quá trình phát dữ liệu – Data generating process (DGP)
4.    Biến phụ thuộc – Dependent variable
5.    Mô hình kinh tế lượng – Econometric model
6.    Môn kinh tế lượng – Econometrics
     Kinh tế lượng là sự hợp nhất của lý thuyết kinh tế, toán học và các phương pháp luận thống kê.
     Kinh tế lượng quan tâm đến
(1)  Ước lượng các mối quan hệ kinh tế ;
(2)  Đối chiếu lý thuyết với thực tiễn và kiểm định giả thuyết ;
(3)  Dự báo.
7.    Đường cong Engle – Engle curve
8.    Số hạng sai số – Error term
9.    Dự báo – Forecasting
10. Lập mô hình từ tổng quát đến đơn giản – General to simple model
11. Lập mô hình từ đơn giản đến tổng quát – Simple to general model
      Mô hình này xuất phát từ các lý thuyết kinh tế, cảm tính, các nghiên cứu khác và các kinh nghiệm trước đây; Kế đó, thực hiện các kiểm định để xem một mô hình phức tạp hơn có phù hợp không.
12. Mô hình định giá hưởng thụ - Hedonic price index model
13. Phương pháp Hendry/LSE – Hendry/LSE approach
14. Biến độc lập – Independent variable
15. Mô hình hồi qui tuyến tính – Linear regression model
16. Xu hướng biên tế - Marginal propensity
17. Mô hình – Model
18. Mô hình hồi qui bội – Multiple regression model
19. Dữ liệu bảng – Panel data
     Gồm dữ liệu thời gian và theo không gian.
20. Tính thời đoạn – Periodicity
21. Dữ liệu chéo – Cross section data
      Là dữ liệu đại diện các quan sát theo không gian tại một thời thời điểm nhất định.
22. Dữ liệu chuỗi thời gian – Time series data
      Là dữ liệu đại diện các quan sát trong những khoảng thời gian khác nhau.
23. Tham số tổng thể – Population  parameter
24. Hồi qui tổng thể – Population regression
25. Hồi qui mẫu – Sample regression
26. Mô hình hồi qui tuyến tính đơn – Simple linear regression model
27. Các mô hình hệ phương trình – Simultaneous equation models
28. Kiểm định giả thuyết – Testing hypotheses
29. Tham số thật – True parameter         


Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

ĐỀ THI KÊT THÚC MÔN Tài Chính Tiền Tệ - UEH TPHCM


Đề 1:
Câu 1:Phân biệt:
+Hối phiếu và lệnh phiếu.
+Tín phiếu kho bạc nhà nước và trái phiếu kho bạc nhà nước.
+Tiền gởi thanh toán và tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn.
Câu 2:Lãi suất hoàn vốn là gì ? Cho ví dụ tình huống cần sử dụng lãi suất hoàn vốn có liên quan đến nợ thanh toán cố định.
Câu 3:Trình bày nội dung công cụ thị trường mở và các ưu điểm của công cụ này.
Câu 4:Trình bày hiểu biết của anh (chị) về hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai.
Đề 2:
Câu 1: cho biết sự khác nhau giữa cho thuê tài chính và cho thuê vận hành, tại sao gọi là cho thuê tài chính ...
Câu 2: Nêu 2 tình huống sử dụng lãi suất hoàn vốn với công cụ nợ là trái phiếu chiết khấu và trái phiếu coupon
Câu 3: Dứng ở góc độ doanh nghiệp, theo A/C sử dụng pp khấu nào nào sẽ có lợi cho DN, trong tình huống nào, tại sao? khi sử dụng pp khấu hao giảm dần theo giá trị còn lại tại sao hệ số điều chỉnh phải nhỏ hơn 1 và không được lớn hơn số năm sử dụng TSCĐ
Câu 4: trình bày sự hiểu biết về vốn tự có, vốn điều lệ, vốn pháp định của NHTM.
Đề 3: 
Câu 1: Lãi suất hoàn vốn là gì? Cho 2 ví dụ minh họa?
Câu 2: Ngân hàng trung ương kiểm soát khả năng tạo tiền của ngân hàng trung gian bằng công cụ gì? Phân tích?
Câu 3: Trình bày kết cấu nguồn vốn của ngân hàng thương mại?
Câu 4: Liệt kê những khoản được khấu trừ thuế?
Đề 4:
1/ Trái phiếu X thời han 3 năm, giá mua là X, mệnh giá là Y. Trái phiếu Y thời hạn 5 năm, giá mua A, mệnh giá B. Hỏi nên mua trái phiếu nào >>> Cái này tính ls hoàn vốn ra, cái nào có LSHV lớn hơn thì mua. Hic ko nhớ dc số liệu cụ thể
2/ PT ưu điểm của công cụ thị trường mở và dự trữ bắt buộc
3/ Trình bày hiểu biết của anh chị về cách niêm yết tỷ giá hối đoái của ngân hàng TM
4/ Phân tích tóm tắt nghiệp vụ sử dụng vốn của NHTM
Đề 5:
1. Phân biệt Hối phiếu trả tiền ngay và Hối phiếu có kỳ hạn. Tại sao xuất hiện hối phiếu trả tiền ngay?
2. Phân biệt lãi suất chiết khấu và lãi suất coupon. Cho ví dụ 2 trường hợp có sử dụng lãi suất chiết khấu và lãi suất coupon.
3. Trình bày cơ chế tín dụng tạo tiền.
4. Trình bày hiểu biết về tài sản cố định, tài sản lưu động và tài sản tài chính của doanh nghiệp phi tài chính.
Đề 6:
Câu 1. Cho trái phiếu chiết khấu X có mệnh giá 10,000 USD, kỳ hạn 3 năm, giá mua 7 nghìn mấy đó. Trái phiếu CK Y có mệnh giá 5000 USD, giá mua 3 nghìn mấy, kỳ hạn 5 năm. Hỏi nên mua TP nào, trong trường hợp nào, tại sao? (giá mua mình k nhớ lắm, để về mình xem lại đề rồi sẽ sửa lại sau nha)
Cái phần mua trong trường hợp nào, tại sao quan trọng đó nha. Nhưng mình k biết giải thích thế nào, chỉ biết tính lãi suất hoàn vốn ra thôi hà.
Câu 2. Nêu kết cấu nguồn vốn của NHTM
Câu 3. Nêu 2 tình huống sử dụng lãi suất hoàn vốn bằng công cụ trái phiếu chiết khấu và trái phiếu coupon.
Câu 4. Trình bày hiểu biết của A/C về hợp đồng quyền chọn. Cho ví dụ minh họa về quyền chọn chứng khoán.
Đề 7:
1. Lãi suất danh nghĩa, lãi suất thực , cho ví dụ
2. Tài sản cố định, tài sản lưu động và tài sản tài chính của DN phi tài chính
3. Phân tích việc hình thành tài sản có, tài sản nợ trong quá trình kinh doanh của ngân hàng thương mại.
4. Nguyên tắc đăng ký giao dịch của sở giao dịch chứng khoán.


$ Kim Đại Phát $