/* Bing Seo*/ Kinh Tế - Ngân Hàng TP.HCM 2012: Đề Thi
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đề Thi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đề Thi. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 2 tháng 8, 2016

Rủi ro tái đầu tư của Buffett

Cách đây hơn 60 năm thì Buffett cũng là một chàng trai trẻ bình thường như chúng ta, nhưng ông may mắn hơn một chút là được sinh ra ở Mỹ và tình cờ đọc được cuốn Một ngàn cách kiếm 1.000 đô la (One Thousand Ways to Make $1.000), tính theo lạm phát thì đó là cuốn sách dạy cách kiếm 1 triệu USD.


Cuốn sách bắt đầu bằng những "câu chuyện về tiền bạc" và câu chuyện về cái cân là câu chuyện mà Buffett thích nhất.

Buffett kể cách kiếm tiền trong cuốn Hòn Tuyết lăn, cuốn tiểu sử về cuộc đời ông, "Ý tưởng này rất dễ hiểu, ông kể: “Tôi sẽ mua một cái cân và kinh doanh thu tiền. Lợi nhuận thu được sẽ được tái đầu tư để mua thêm nhiều chiếc cân khác. Thế là chẳng bao lâu tôi sẽ có 20 chiếc cân. Nếu một người cân 50 lần trong ngày, tôi cho là thế, thì kho báu nằm ở đấy! Áp dụng công thức lãi suất kép mà xem - còn việc gì tốt hơn thế?".

Khái niệm lãi suất kép này rất quan trọng đối với tất cả những người muốn trở nên giàu có từ một khoảng tiền nhỏ ban đầu. Nếu bạn có 1.000 USD và đạt được một tỷ suất lợi nhuận 10%/năm thì

Sau 5 năm, 1.000 đô la sẽ thành 1.600 đô la
Sau 10 năm, 1.000 đô la sẽ thành 2.600 đô la
Sau 25 năm, 1.000 đô la sẽ thành 10.800 đô la


Buffett kể lại rằng ông nói một điều thực sự rất huênh hoang khoác lác, nếu không muốn nói là một tuyên bố ngu xuẩn, xuất phát từ miệng một chú nhóc đang ở độ tuổi 14-15 tuổi khi ông nói vào tai cậu bạn Stu Erikson rằng cậu sẽ trở thành triệu phú vào năm 35 tuổi.
Dat-nen.com
Điều mà Buffett không nhắc tới trong câu chuyện ở trên đó là rủi ro của mỗi lần đặt cược, lần thứ nhất bạn có thể đặt cược 1000 USD và đạt được tỷ suất lợi nhuận 50%, nghĩa là có thêm 500 USD. Tới lần thứ hai bạn sử dụng chiến lược tái đầu tư và tiếp tục đặt cược 1500 USD. Tuy nhiên làm thế nào để chắc chắn được lần đặt cược thứ hai, thứ ba, thứ tư… của bạn sẽ không thua lỗ mà có lời? Đó là một câu hỏi không dễ trả lời, và đó là lý do vì sao mà Buffett bảo rằng nguyên tắc số 1 của ông là: “Đừng bao giờ để mất tiền”.

Kinh nghiệm của cá nhân tôi thấy rằng thực sự không dễ dàng một chút nào trong mỗi lần đặt cược với số tiền lần sau lớn hơn lần trước bởi vì mỗi lần đặt cược đều có những rủi ro không giống lần đặt cược trước đó. Nếu sai, số tiền bị mất đi cũng lớn hơn số tiền của lần đặt cược trước.

Tôi đoán rằng công việc đầu tư trở nên hấp dẫn đối với những nhà đầu tư lẫy lừng như Buffett hay Soros bởi vì họ cũng không dám chắc chắn 100% việc đặt cược lần cuối cùng của họ thắng hay thua, và thắng với tỷ suất lợi nhuận bao nhiêu.

Đầu tư là một ván bài mà kết quả cuối cùng chỉ biết được khi bài đã mở.
Bảo hiểm nhân thọ cũng làm một kênh đầu tư tốt!

Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2016

Đề thi kiểm toán lần 1 - UEH 2015 thầy Đinh Ngọc Tú

Đây là đề thi kiểm toán lần 1 - UEH 2015 - Thầy Đinh Ngọc Tú.

Mọi người tham khảo thôi nhé. Cảm ơn.

1.   Dưới đây là 1 số thủ tục Kiểm soát được thiết kế và thực hiện tại công ty ABC.
i.     Lắp đặt hệ thống báo động để chống trộm cho kho hang.
ii.  Kế toán thanh toán có trách nhiệm lập chứng từ thu, chi; còn thủ quỹ có trách nhiệm quản lý và thu, chi tiền.
iii.   Việc mua sắm máy móc thiết bị phải được giám đốc tài chính phê chuẩn dựa trên bảng báo giá của bộ phận mua hang và kế hoạch mua sắm tài sản được hội đồng quản trị chuẩn y.
Yêu cầu:
a/ cho biết mỗi thủ tục kiểm soát trên thuộc loại hoạt động kiểm soát cụ thể nào?
b/ Hãy trình bày thử nghiệm kiểm soát tương ứng có thể thực hiện đối với từng thủ tục kiểm soát nêu trên.
2.   Hãy cho biết trong từng tình huống độc lập dưới đây, KTV sẽ đưa ra ý kiến gì trên Báo cáo kiểm toán? Giải thích vắn tắt.
a/ Giám đốc đơn vị từ chối cung cấp thư giải trình vì cho rằng chữ ký của ông trên BCTC đã là 1 sự cam kết về tính trung thực và hợp lý của BCTC.
b/ Đơn vị bị kiện vì đã xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của 1 công ty khác. Số tiền có thể phải trả trong trường hợp này chưa thể ước tính được 1 cách hợp lý. Kiểm toán viên đánh giá rằng khoản thiệt hại này là trọng yếu, tuy nhiên đơn vị đã khai báo đầy đủ về vấn đề này trong thuyết minh BCTC.
3.   Hãy cho biết phát biểu dưới đây đúng hay sai? Tại sao? Giải thích.
Kiểm toán Viên độc lập có trách nhiệm phát hiện mọi sai phạm trên BCTC khi kiểm toán BCTC cho công ty.
4. dưới đây là 1 số bằng chứng kiểm toán mà KTV độc lập đã thu thập được khi tiến hành kiểm toán:
a/ Tính toán và so sánh số vòng quay nợ phải thu giữa năm nay và năm trước.
b/ Gửi thư xin xác nhận hang gửi bán ở các đại lý.
c/ Kiểm tra lại việc điểu chỉnh chênh lệch tỉ giá và cuối kỳ của số ngoại tệ tồn quỹ và tại ngân hang.
Yêu cầu:
1/ Hãy cho biết từng bằng chứng nêu trên được thu thập bằng phương pháp hay kỹ thuật gì? (Ktra vật chất, ktra tài liệu, xác nhận, phỏng vấn, tính toán, phân tích) và liên quan đến khoản mục nào trên BCTC?
2/ mỗi bằng chứng nêu trên nhằm xác minh mục tiêu kiểm toán nào đối với những khoản mục đã nêu ở câu a?

Chú ý: nêu tối đa 2 mục tiêu kiểm toán cho mỗi thử nghiệm.

Các câu hỏi tham khảo khác cần trả lời trước: 
  1. Tất cả các nhận xét của kiểm toán viên liên quan đến BCTC đều phải được ghi rõ trong thuyết minh BCTC của doanh nghiệp.
  2. Việc kiểm kê tài sản cố định sẽ cung cấp bằng chứng chủ yếu về sự chính xác của giá trị tài sản cố định
  3. Khi rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát cao, mức rủi ro phát hiện có thể chấp nhận đối với kiểm toán viên phải thấp.
  4. Kiểm soát nội bộ hiệu quả sẽ nâng cao tính hiệu quả của một số loại bằng chứng và làm giảm số lượng bằng chứng cần thiết.
  5. Bằng chứng về tài sản hữu hình được xem là xác thực khi nó được cung cấp bởi nhân viên hoặc phòng ban của đơn vị giám sát, quản lý các tài sản có liên quan.
  6. Bằng chứng thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp có giá trị nếu là phỏng vấn các nhà quản lý cao cấp.
  7.  Các bước phân tích chỉ có tác dụng ở cuối quá trình kiểm toán để xem lại lần cuối các số liệu kiểm toán.
  8. Báo cáo tài chính của khách hàng luôn có trong hồ sơ kiểm toán.
  9. Thông tin trong hồ sơ kiểm toán đóng vai trò là bằng chứng quan trọng của công việc kiểm toán và kết luận cuối cùng của kiểm toán viên.
  10. Bởi vì các công ty kiểm toán cần một sự trả công xứng đáng cho thời gian và công sức họ bỏ ra nên chi phí thường là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến các kiểm toán viên trong việc quyết định nên thu thập bằng chứng nào.
  11. Khi công ty khách hàng bỏ đi phần thuyết minh báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải thêm phần thuyết minh trong báo cáo kiểm toán, xác nhận sự loại bỏ đó và ban hành báo cáo chấp nhận toàn phần
  12. Ý kiến trái ngược là loại ý kiến được đưa ra khi mà báo cáo tài chính không được trình bày hợp lí phù hợp với các nguyên tắc kế toán thông thường được thừa nhận
  13. Một sự thay đổi trong nguyên tắc kế toán từ nguyên tắc này đến nguyên tắc kế toán khác sẽ hạn chế việc công bố một ý kiến chấp nhận toàn phần, tác động của sự thay đổi này được công bố trong bản thuyết minh các báo cáo tài chính.
  14. Việc “ém” các hoá đơn thu chi tiền có thể diễn ra trong bất kỳ một doanh nghiệp nào nhưng việc này có vẻ như xảy ra nhiều nhất tại các DN nhỏ.
  15. KSNB nói chung thường không hữu hiệu trong việc ngăn ngừa các gian lận từ ban quản trị cấp cao cuả công ty.
  16. Kiểm soát nội bộ nên cung cấp cho ban quản trị cuả công ty những đảm bảo hợp lý để họ có thể đạt được những mục tiêu quản lý
  17. Kiểm toán viên ở tất cả các quốc gia đều thực hiện kiểm toán theo một chuẩn mực chung là chuẩn mực kiểm toán quốc tế.
  18. Kiểm toán viên độc lập sẽ vi phạm tính bảo mật nếu cung cấp thông tin cho cơ quan thuế trong quá trình điều tra của cơ quan này.
  19. Điều cần nhất đối với một kiểm toán viên là tính độc lập vì vậy kiểm toán viên phải duy trì tính độc lập của mình đối với mọi dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
  20. Kiểm toán viên không bao giờ phải chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại do không tìm ra được sự gian lận.
  21. Một kiểm toán viên có thể có lợi ích tài chính trực tiếp liên quan đến khách hàng của mình miễn là khoản đầu tư không đáng kể so với tài sản ròng của anh ta.
  22. Thực hiện các công việc được giao với thái độ phân biệt đối xử được xem như là vi phạm nguyên tắc tư cách nghề nghiệp
  23. Một KTV không được cho là độc lập với công ty khách hàng đang kiểm toán (kinh doanh hàng điện máy) nếu cha của anh ta mua hàng của công ty đó.
  24. Công ty kiểm toán phải chịu trách nhiệm pháp lý trước khách hàng nếu kiểm toán viên của mình tiết lộ thông tin của khách hàng cho đối thủ cạnh tranh của khách hàng.
  25. Kiểm toán viên độc lập không phải chịu trách nhiệm pháp lý trước khách hàng nếu không phát hiện ra những gian lận về thuế vì thuế do cơ quan thuế kiểm tra.
  26. Tính độc lập không cần thiết phải có đối với việc thực hiện kiểm toán hoạt động.
  27. Nếu vợ (chồng) của một kiểm toán viên đang có một khoản vay lớn tại ngân hàng thì KTV đó không độc lập với ngân hàng đó khi kiểm toán.
  28. Việc KTV có đưa ra một nhận xét về BCTC của công ty khách hàng khách quan hay không hoàn toàn tùy thuộc vào thái độ của Ban lãnh đạo công ty khách hàng.
  29. Công ty kiểm toán được phép đòi hỏi khách hàng làm theo tất cả các yêu cầu của mình khi cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng.
  30. Việc một công ty nhỏ được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán độc lập sẽ luôn luôn đưa đến một sự bảo đảm tuyệt đối về tính chính xác cuả báo cáo tài chính.
  31. Kiểm toán viên nội bộ trong các ngân hàng chỉ thực hiện kiểm toán hoạt động thay vì thực hiện cả kiểm toán tuân thủ và kiểm toán BCTC.
  32. Nếu bộ phận kiểm toán nội bộ trong ngân hàng làm việc hiệu quả, có khả năng các ngân hàng thương mại sẽ không cần thuê kiểm toán độc lập để kiểm toán BCTC nữa.
  33. Quyền lợi của người cung cấp những thông tin tài chính cũng như những người sử dụng các thông tin đó là như nhau và các quyền lợi chung này là đòi hỏi cho việc kiểm toán độc lập hàng năm.
  34. Nếu các công ty kiểm toán độc lập hoạt động mạnh sẽ thực hiện việc kiểm toán tất cả các đơn vị trong nền kinh tế, không cần kiểm toán nhà nước.
  35. Kết quả kiểm toán báo cáo tài chính sẽ làm giảm nhẹ trách nhiệm của giám đốc hoặc người đứng đầu đơn vị được kiểm toán
Môn kiểm toán TÓM LƯỢC:

1. KTV chỉ phát hiện sai phạm trong yếu. K có phát hiên tất cả các sai phạm vì có sai phạm tiềm tàng. Và KTV chỉ đảm bảo trung thực hợp lý ở mức tương đối.
2. Kiểm toán viên làm sai hoặc thiêu cẩn thận KHÔNG PHẢI RỦI RO KIỂM SOÁT. là rủi ro phát hiện.
3. Hàng hoá có khả năng hết hạn sử dụng, để ngăn chặn thì dùng Nhập trước, xuất trước. Để phát hiện thì thường xuyên kiểm tra, hoặc kiểm tra định kỳ.
4. Hàng gửi đi bán, thì nên kiểm tra đối chiếu trước với đơn đặt hàng để tránh gửi hàng không đúng nhu cầu của khách.
5. Trong yếu và không lan tỏa thì ngoaij trừ. Lý do: chưa biết dược chi phí hoặc số tiền sai đó lớn hay nhỏ. Nếu nhỏ là k lan tỏa => ys kiến kiểm toán ngoại trừ. Ngược lại nếu số lớn thì lan tỏa => trái ngược.
6. Chứng kiến kiểm kê tài sản là muc tiêu hiện hữu. Và là thử nghiệm cơ bản.
7. Kiểm tra chênh lệch tỷ giá: thử nghiệm cơ bản mục tiêu là đánh giá phân bổ.
8. Tính toán cái gì đó là thử nghiệm cơ bản. Mục tiểu là ghi chép chính xac.
9. Kiểm tra xét duyệt là thử nghiệm kiểm soát.
10. Liên quan đến hợp đồng là kiểm toán tuan thủ. chu thể là KTV độc lập. ng sử dụng là : đối tác ký hợp đồng.
11. Lien quan đến Phan xưởng hay các Bộ phận khác trong Cty là kiểm toán hoạt động. Chủ thể KTV nội Bộ. Ban giám đốc sử dụng.
12. ket qua kiem toan cua KTV k làm nhẹ trách nhiệm của ban giám đốc
13. Tính độc lập thì KTV ở đâu cũng cần.
14. Gian lận là cố ý có mục đích
 - Năm 2016 -

Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2016

Đề thi Toán Tài Chính - UEH


Câu 1:
                   Cty Y mua trả chậm 1 hệ thống thiết bị. Người bán đề nghị các phương thức TT sau:
  PT 1:
                   Trả làm 6 kỳ, mỗi kỳ cách nhau 6 tháng, kỳ trả đầu tiên  2 năm sau khi nhận thiết bị và trả              
              100.000 USD, các kỳ tiếp theo cứ kỳ sau tăng so với kỳ trước 10% .
  PT 2:
              Trả làm 6 kỳ, mỗi kỳ cách nhau 2 năm, kỳ trả đầu tiên ngay khi nhận thiết bị và trả 200.000     
          USD, các kỳ tiếp theo cứ kỳ sau trả giảm so với kỳ trước 15.000 USD .
  PT 3:
                   Trả làm 6 kỳ, mỗi kỳ cách nhau 3 tháng, kỳ trả đầu tiên 9 tháng sau ngày nhận thiết bị, 3 kỳ
               đầu mỗi kỳ trả 100.000 USD, 3 kỳ sau mỗi kỳ trả 130.000 USD .


       a/  Phương thức 1            b/ Phương thức 2          c/ Phương thức 3        d/ Phương thức 2 & 3

                  
Câu 2:  Ông Danh gởi NH
             Cuối quý 1/2007 gửi 150tr
             Đầu quý 3/2009 gửi  170tr
             Cuối quý 4/2011 gửi 180tr
             Cuối quý 2/2013 gửi  200tr
      Lãi suất 9%/năm và lãi gộp vốn 1 tháng 1 lần. Thời điểm để rút ra cả vốn lẫn lời là 1.091.078.000

       a/  31/03/2015                 b/  30/06/2015                 c/  30/09/2015            d/  31/12/2015

Câu 3:
                 Một nhà đầu tư mua 1 căn hộ nhà với giá 1.500 triệu đồng, chi phí sửa chữa 200 triệu đồng.  
       Ngay sau đó nhà đầu tư này cho thuê bất động sản trên với những điều khoản:
       _        Thời hạn thuê 5 năm
       _        Tiền thuê nhà phải trả vào cuối mỗi năm là 250 triệu
       _        Chi phí sửa chữa mỗi năm là 5 triệu đồng
       _        Thuế suất 15% trên giá trị tiền cho thuê.

Câu 4:    Một chuỗi tiền tệ phát sinh gồm 15 kỳ khoản:
        _       5 kỳ đầu tiên, mỗi kỳ khoản có giá trị 20trđ, lãi suất  1,00%/kỳ
        _       5 kỳ tiếp theo, mỗi kỳ khoản có giá trị 85trđ, lãi suất 1,250%/kỳ
        _       5 kỳ tiếp theo, mỗi kỳ khoản có giá trị 35trđ, lãi suất  1,50%/kỳ
   Hiện giá của chuỗi tiền tệ là:


       a/  727,335 trđ                 b/  676,455 trđ                c/  638,601 trđ               d/  595,891 trđ

Câu 5:  DN J vay của Cty Tài Chính X một số vốn 15.000 trđ, trả thành 10 kỳ, kỳ đầu tiên trả 2.500 trđ
       và cứ kỳ sau tăng hơn kỳ trước 250 trđ. Kỳ trả đầu tiên 2 năm sau ngày nhận vốn. Lãi suất của   
       khoản nợ trên là :


          a/  13,25 %                        b/  13,68 %                         c/  14,22 %                      d/  14,48 %


Câu 6: Ông A mua 1 món hàng trả góp với phương thức người bán quy định: trả vào cuối mỗi 6 tháng
       số tiền bằng nhau là 7.825.000đ trong 2 năm hoặc trả ngay 26,959,950 đ. Ông A đề nghị được trả
       đầu mỗi kỳ 1 lần trong 2 năm, số tiền trả mỗi quý là:


                a/  3.738.455                b/  3.928.177               c/  3.853.589                 d/  3.786.195

Câu 7:    Ông Sơn vay NH 1.500trđ với các mức lãi suất sau:
    +    22/08/2007 → 02/09/2009          : 24%/năm
          +    03/09/2009 → 20/10/2011          : 21%/năm
    +    21/10/2011 → 06/05/2013          : 18%/năm
    +    07/05/2013 → 16/03/2014          : 15%/năm. Nếu lệ phí vay chiếm 1,5% vốn gốc, lợi tức trả 
     sau, lợi tức của khoản vay trên là:


          a/  2,039,750                b/  2,040,625                  c/  2,041,625                 d/  2,042,375

Câu 8: Ông M gửi NH cuối mỗi quý 50tr đồng, lên tiếp trong 5 năm, lãi suất 9%/năm, lãi gộp vốn hàng
         quý. Từ đầu năm thứ 10 ông M rút ra đầu mỗi quý 90tr đồng. Hỏi sau bao nhiêu kỳ rút tiền thì tài
         khoản của ông M kết toán là số tiền rút ở kỳ cuối cùng là bao nhiêu:


              n = 25                             n = 26                       n = 25                             n = 26
             a25 = 146,628                a26 = 57,602            a25 = 147,902                a8 = 25,154
 









                    

Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016

Đề thi lần 1 Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại - 2015 - UEH

Đề thi lần 1 Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại - 2015 - UEH - Cô Nguyễn Từ Nhu.

Gồm 2 phần:

Phần 1: Lý thuyết
- Hãy nêu các hình thức dữ trữ của ngân hàng thương mại.

Phần 2: Bài Tập (số liệu cho để tham khảo cách tính.. )
Xét số liệu đầu ngày tại NHTM A như sau (đvt: tỉ đồng)
Chứng chỉ tiền gửi: 17.297
TGTCTD khác: 649
Tiền vay: 860
TD: 48.900
Tiết kiệm 19.457
TM, vàng bạc đá quý: 2.162
TG của KH: 25.935
TGNHNN: 4.972
VTC: 4.830
Đầu tư: 15.131
TS nợ khác: 3.900
TS có khác: 465

Trong ngày, NH ps các GD sau: 
1. Ông A nộp đơn xin vay khoản tiền 720 cầm cố HH giá trị 1.369
2. NH trả TM cho KH 6.441 trong đó TG 4.323, tiết kiệm 1.081, chứng chỉ tiền gửi 1.037
3. NH thu nợ vay đảm bảo bằng BĐS 411
4. Hoạt động thu, chi lãi: thu lãi cho vay 216
5. Dự trữ vượt mức ước tính cho ngày hôm sau: 3.026 trong đó TM 1.297, TG NHNN 1.729

Yêu Cầu: Lập bảng tổng kết TS đầu ngày  Xử lý tình huống trên  Lập bảng tổng kết TS cuối ngày.

Tài liệu bổ sung 

1. Qua điều tra phân tích KH, NH đánh giá khả năng trả nợ của ông A là đầy đủ
2. Dự trữ BB 6%, tỷ lệ thanh khoản 7%
3. Ngày hôm sau NH có khoản thu nợ 1.729
4. Theo BC của phòng ngân quỹ, NH bán được 100% DTTC, phần còn lại của đầu tư là trái phiếu cty dài hạn
5. Trong tín dụng có 20% tín dụng cấp cho NH khác, TD có đảm bảo bằng BĐS 50%, còn lại là TD không đảm bảo
6. TS ngoại bảng: Bảo lãnh cho KH vay 144. Bảo lãnh thanh toán 1.152

Gợi ý trả lời: 
Phần 1 lý thuyết: 
- Căn cứ vào yêu cầu dự trữ: dự trữ pháp định và dự trữ thặng dư.
Dữ trữ pháp định (bắt buộc): bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền vào ngân hàng; Đảm bảo cho NHNN có thể điều chỉnh được khả năng tạo tiền của các ngân hàng TM nhằm thực thi chính sách tiền tệ. Gồm các hình thức sau: Phong tỏa hoàn toàn, Bán phong Tỏa, Không phong tỏa.
- Căn cứ cấp độ dự trữ: Dữ trữ sơ cấp và dữ trữ thứ cấp.
- Căn cứ hình thái tồn tại dữ trữ của ngân hàng gồm: Tiền mặt, TGNH khác, và các chứng khoán có tính thanh khoản cao.
(nhớ bao nhiều thì ghi thêm cho đủ, cho phong phú...)
Phần 2 Bài tập:

Giải đề thi Quản trị ngân hàng thương mại lần 1 - tháng 11/2015 - phần 1

Giải đề thi Quản trị ngân hàng thương mại lần 1 - tháng 11/2015 - phần 2
Các bạn có thể tải file Exel tại đây!!!

Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2015

Đề thi môn NVNHTM lần 1 Và các câu hỏi ôn tập.

Đề thi lần 1 môn Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại - Cô Trầm Hương - UEH - tháng 10 - 2015

Câu 1: Thế nào là chiết khấu chứng từ có giá? Ý nghĩa của nghiệp vụ chiết khấu.

Câu 2: So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa cho vay và bao thanh toán?

Câu 3: Ngày 01/08/2014 Công ty A ký hợp đồng ngoại thương số 0108/XK xuất lô hàng trị giá 50.000 USD sang Mỹ. Phía nhà NK đồng ý thanh toán 20% giá trị HĐ bằng phương pháp chuyển tiền bằng điện vào ngày nhận được thông báo xuất hàng của nhà XK. 25% thanh toán sau 30 ngày kể từ ngày nhận hàng. Số tiền còn lại sẽ thanh toán sau lần thanh toán thứ hai là 60 ngày.
Ngày 25/08/2014 NH ký HĐ bao thanh toán với côn gty XNK A từ khoản phải thu theo HĐ ngoại thương số 05/10.
Ngày 27/08/2014 Cty A giao hàng và bên nhập khẩu báo nhận được hàng ngày 1/09/2014.
Cty A chuyển BCT cho NH cùng ngày 12/09/2014 và nhận được tiền cho vay ứng trước từ HĐ BTT là 40.000 usd với lãi suất cho vay là 10%/năm. Phí BTT bên bán là 0.2% giá trị HĐ. Phí BTT bên mua là 100 USD/HĐ. NH thu ngay khi ứng tiền.
a. Tính lãi và phí BTT mà cty phải trả cho NH.
b. Số tiền còn lại mà cty nhận được khi kết thúc BTT.

Câu 4: DN nộp hồ sơ vay 20 tỷ đồng để thực hiện PA đầu tư. NH yêu cầu DN tham gia 30% vốn tự có, phần còn lại NH sẽ tài trợ. Tổng số tiền cho vay được NH giải ngân làm 2 đợt theo tiến độ công trình:
 + Đợt 1: ngày 18/5/2014 NH giải ngân 10 tỷ.
 + Đợt 2: Ngày 25/07/2014 giải ngân phần còn lại.
Dự kiến trông trình hoàn thành và đưa vào sử dụng ngày 20/10/2015. NH chưa thu nợ gốc trong thời gian thi công. Lãi trong thời gian thi công được NH thu 1 lần vào thời điểm công trình hoàn thành. LS cho vay 10%/năm.
Yêu cầu:
a/ Tĩnh lãi thời gian thi công.
b/ NH thu nợ 6 tháng/ lần. Thời hạn thu nợ là 2 năm kể từ khi công trình hoàn thành.
Khoản nợ đầu tiên thu vào ngày 20/03/2015. NH thu nợ gốc đều, lãi tính theo dư nợ thực tế, thu theo kỳ khoản giảm dần.
c/ Anh chị hãy lập bảng kế hoạch trả nợ của DN với khoản nợ trên.

Đề thi lần 2 môn Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại - Cô Trầm Hương - UEH - tháng 12 - 2015

Câu 1: So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa hình thức bảo đảm tín dụng cầm cố và thế chấp? Hình thức nào áp dụng phổ biến tại VN? 

Câu 2: So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa chiết khấu và bào thanh toán. Hình thức nào phổ biến tại VN?

Câu 3: Tài khoản tiền gửi thanh toán của KH cá nhân M tại NH A như sau: (ĐVT: ngàn đồng)

Ngày 8/5/2015 nộp tiền mặt 18.000
Ngày 11/05/2015 thanh toán tiền nhà 9.000
Ngày 13/05/2015 Trả tiền mua hàng hóa 12.000
Ngày 23/05/2015 Nhận lương 26.500
Ngày 25/05/2015 chuyển tiền 2.000

Biết rằng số dư đầu ngày 25/04/2015 là 10.000. Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn là: 2%/năm. NH A tính lãi vào ngày 25 hàng tháng. Tính lãi tháng 5 khách hàng nhận được. 

Câu 4: ĐVT: triệu đồng.
Ngày 10/03/2015 NH A đồng ý cho khách hàng vay 8.000 nhằm bổ sung VLĐ phục vụ hợp đồng xuất khẩu gạo sang Iran IR129 trị giá 9.000. Thời hạn cho vay 3 tháng kể từ ngày giải ngân đầu tiên. Gốc thanh toán thời điểm nhận báo có. Lãi suất cho vay 10%/năm. giải ngân được thực hiện như sau: 
+ 12/03/2015: KH nhận 3.000
+ 25/03/2015: KH nhận 2.000
+ 15/04/2015: KH nhận số tiền còn lại theo hợp đồng. 
Yêu cầu: 
1/ Tính số tiền gốc và lãi KH phải trả lần vào ngày đáo hạn. 
2/ Tính tiền lãi KH phải trả hàng tháng, nếu doanh thu nhận giấy báo có ngày 20/04/2015, 50% giá trị lô hàng xuất khẩu và phần còn lại vào ngày 20/05/2015. biết rằng NH A tính lãi vào ngày 28 hàng tháng. 

Các câu lý thuyết thường gặp:  So sánh: BTT, Cho vay, Chiết Khấu, Cầm Cố, ... 




Thứ Hai, 7 tháng 12, 2015

Đề Thi Kiểm Tra môn Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại 2015

Câu 1: Trình bày các loại hình dữ trữ của NHTM? Nêu cách tính dự trữ bắt buộc?

Câu 2: Số liệu đầu ngày tại NHTM A như sau: (mọi người có thể tự cho số liệu để tính)
Khách hàng gửi TK:
Tiền mặt, đá quý, vàng:....
Tiền gửi NHNN...
Tiền gửi TCTD khác...
Tín Dung:...
Đầu tư:...
CDs:...
Vay NH khác:...
Vốn Tự có:...
TS nợ khác:...
TS có khác:...
Tiết kiệm:...

Trong ngày: NH phát sinh các giao dịch sau:
1. Trả tiền mặt cho khách hàng.... trong đó: Tiền gửi...., tiết kiệm...., CDs....
2. Thu nợ cho vay có BĐS đảm bào:...
3. Hoạt động Thu, chi lãi: thu lãi cho vay ....
4. Ông X nộp đơn xin vay tiền.... thế chấp hàng hóa có giá trị....
5. Dự trữ vượt mức tính cho ngày hôm sau là:... trong đó TM là...., tiền gửi NHNN là....

Yêu cầu: Lập bảng tổng kết TS đầu ngày.
- Xử lý tình huống trên.
- Lập bảng tổng kết TS cuối ngày.

Tài liệu thêm: 
1. Qua phân tích cho thấy, ông X có đầy đủ khả năng trả nợ.
2. DTBB là 6%, tỉ lệ thanh khoản là 7%.
3. Theo báo cáo của ngân quỹ, NH được bán 100% DTTC. Phần còn lại là trái phiếu công ty dài hạn.
4. Ngày hôm sau có khoản thu nợ là....
5. Trong tín dụng có 50% là cho vay có TSBĐ là BĐS, 20% là tín dụng cấp cho NH khác, còn lại là tín dụng không bảo dảm.
6. TS ngoại bảng: bảo lãnh cho vay khách hàng.... , bảo lãnh thanh toán là....

Đây là dạng đề chính thức khi kiểm tra 2015. Các dạng bài tập này có đầy đủ trong giáo trình môn QT NHTM của đại học Kinh Tế TP.HCM - UEH.

Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

Đề thi Kinh Tế Quốc Tế.

-- Thầy Hoàng Việt giảng -- Lớp Ngân Hàng 2012 - UEH -  VHVL. 

Câu 1: Hạn ngạch là gì? lợi ích của hạn ngạch?
Câu 2: Xác định giá cân bằng nội địa. 
Tính lượng nhập khẩu. Xác đinh lợi ích quốc gia, nhà sản xuất, thiệt hại người tiêu dùng, 
Xác định hạn ngạch tương đương bao nhiêu % thuế.?
Câu 3: Bài tập về Lợi thế so sánh hoặc lợi thế tuyệt đối. 
- Xác định quy mô sản xuất.
- Mô hình, Lợi thế, điều kiện giao thương của 2 quốc gia?
- Xác định tỉ lệ để lợi ích 2 quốc gia bằng nhau.
- Xác định tỉ giá để quốc gia này lợi hơn quốc gia kia. 

Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014

Đề thi kiểm toán UEH - Lớp Kế Toán Bến Tre 2016

Đề thi kiểm toán UEH - Lớp Kế Toán Bến Tre 2016 - Đại học Kinh Tế TP.HCM.

Câu 1: (2đ) Hãy cho biết mỗi trường hợp sau sẽ do loại kiểm toán viên nào tiến hành và thuộc hoạt động kiểm toán nào? 
a/ Kiểm tra tính hữu hiệu của chương trình khuyến mãi mua 1 tặng 1 tại công ty trong tháng 5.
b/ Kiểm tra việc sử dụng Ngân sách của thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2015.

Câu 2: (3đ) Hãy cho biết trong các tình huống sau sẽ ảnh hưởng đến bộ phận nào trong mô hình rủi ro kiểm toán (bao gồm rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện). Giải thích vắn tắt: 
a/ Do khối lượng công việc quá nhiều, thủ quỹ không thực hiện kiểm kê quỹ cũng như không đối chiếu với sổ sách kế toán vào cuối mỗi ngày.
b/ Nhiều khoản doanh thu của đơn vị được tính trên cơ sở các hợp đồng liên kết phức tạp nên dễ bị nhầm lẫn khi tính toán.
c/ KTV đã bỏ qua một số thử nghiệm cơ bản cần thiết vì áp lực phải phát hành báo cáo kiểm toán đúng hạn theo hợp đồng đã ký nên không phát hiện được sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính.

Câu 3: (3đ) Dưới đây là các hoạt động kiểm soát áp dụng tại đơn vị:
a/ Việc mua sắm máy móc thiết bị phải được giám đốc tài chính phê chuẩn dựa trên bảng báo giá của bộ phận mua hàng.
b/ Công ty sử dụng camera quan sát ở kho.
c/ Đối với những khoản bán chịu dưới 100 triệu đồng thì cần sụ xét duyệt của Trưởng phòng kinh doanh, trên 100 triệu cần sự xét duyệt của Giám đốc chi nhánh.
Yêu cầu: Hãy cho biết hoạt động kiểm soát nêu trên thuộc loại nào và thiết kế 01 (một) thử nghiệm kiểm soát cho mỗi hoạt động kiểm soát trên.

Câu 4 ( 2đ ) KTV Minh đang kiểm toán báo cáo tài chính của công ty An Tâm cho năm tài chính kết thúc 31.12.20x5. Giám đốc công ty An Tâm kiên quyết không cho phép KTV Minh gửi thư xác nhận đến một số nhà cung cấp vì lý do đây là khoản nợ đang tranh chấp. KTV Minh không thực hiện được các thủ tục kiểm toán thay thế, cuối cùng KTV Minh đưa ra ý kiến trái ngược.
YÊU CẦU: Hãy nhận xét về ý kiến của KTV Minh? Giải thích và đưa ra ý kiến kiểm toán phù hợp (nếu cần thiết). Giả sử vấn đề trên là trọng yếu. 
--------------------------------------------------------------------------

Lưu ý: Đối với các câu hỏi yêu cầu giải thích, nếu không giải thích sẽ không được tính điểm. 

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

ĐỀ THI KÊT THÚC MÔN Tài Chính Tiền Tệ - UEH TPHCM


Đề 1:
Câu 1:Phân biệt:
+Hối phiếu và lệnh phiếu.
+Tín phiếu kho bạc nhà nước và trái phiếu kho bạc nhà nước.
+Tiền gởi thanh toán và tiền gởi tiết kiệm không kỳ hạn.
Câu 2:Lãi suất hoàn vốn là gì ? Cho ví dụ tình huống cần sử dụng lãi suất hoàn vốn có liên quan đến nợ thanh toán cố định.
Câu 3:Trình bày nội dung công cụ thị trường mở và các ưu điểm của công cụ này.
Câu 4:Trình bày hiểu biết của anh (chị) về hợp đồng quyền chọn và hợp đồng tương lai.
Đề 2:
Câu 1: cho biết sự khác nhau giữa cho thuê tài chính và cho thuê vận hành, tại sao gọi là cho thuê tài chính ...
Câu 2: Nêu 2 tình huống sử dụng lãi suất hoàn vốn với công cụ nợ là trái phiếu chiết khấu và trái phiếu coupon
Câu 3: Dứng ở góc độ doanh nghiệp, theo A/C sử dụng pp khấu nào nào sẽ có lợi cho DN, trong tình huống nào, tại sao? khi sử dụng pp khấu hao giảm dần theo giá trị còn lại tại sao hệ số điều chỉnh phải nhỏ hơn 1 và không được lớn hơn số năm sử dụng TSCĐ
Câu 4: trình bày sự hiểu biết về vốn tự có, vốn điều lệ, vốn pháp định của NHTM.
Đề 3: 
Câu 1: Lãi suất hoàn vốn là gì? Cho 2 ví dụ minh họa?
Câu 2: Ngân hàng trung ương kiểm soát khả năng tạo tiền của ngân hàng trung gian bằng công cụ gì? Phân tích?
Câu 3: Trình bày kết cấu nguồn vốn của ngân hàng thương mại?
Câu 4: Liệt kê những khoản được khấu trừ thuế?
Đề 4:
1/ Trái phiếu X thời han 3 năm, giá mua là X, mệnh giá là Y. Trái phiếu Y thời hạn 5 năm, giá mua A, mệnh giá B. Hỏi nên mua trái phiếu nào >>> Cái này tính ls hoàn vốn ra, cái nào có LSHV lớn hơn thì mua. Hic ko nhớ dc số liệu cụ thể
2/ PT ưu điểm của công cụ thị trường mở và dự trữ bắt buộc
3/ Trình bày hiểu biết của anh chị về cách niêm yết tỷ giá hối đoái của ngân hàng TM
4/ Phân tích tóm tắt nghiệp vụ sử dụng vốn của NHTM
Đề 5:
1. Phân biệt Hối phiếu trả tiền ngay và Hối phiếu có kỳ hạn. Tại sao xuất hiện hối phiếu trả tiền ngay?
2. Phân biệt lãi suất chiết khấu và lãi suất coupon. Cho ví dụ 2 trường hợp có sử dụng lãi suất chiết khấu và lãi suất coupon.
3. Trình bày cơ chế tín dụng tạo tiền.
4. Trình bày hiểu biết về tài sản cố định, tài sản lưu động và tài sản tài chính của doanh nghiệp phi tài chính.
Đề 6:
Câu 1. Cho trái phiếu chiết khấu X có mệnh giá 10,000 USD, kỳ hạn 3 năm, giá mua 7 nghìn mấy đó. Trái phiếu CK Y có mệnh giá 5000 USD, giá mua 3 nghìn mấy, kỳ hạn 5 năm. Hỏi nên mua TP nào, trong trường hợp nào, tại sao? (giá mua mình k nhớ lắm, để về mình xem lại đề rồi sẽ sửa lại sau nha)
Cái phần mua trong trường hợp nào, tại sao quan trọng đó nha. Nhưng mình k biết giải thích thế nào, chỉ biết tính lãi suất hoàn vốn ra thôi hà.
Câu 2. Nêu kết cấu nguồn vốn của NHTM
Câu 3. Nêu 2 tình huống sử dụng lãi suất hoàn vốn bằng công cụ trái phiếu chiết khấu và trái phiếu coupon.
Câu 4. Trình bày hiểu biết của A/C về hợp đồng quyền chọn. Cho ví dụ minh họa về quyền chọn chứng khoán.
Đề 7:
1. Lãi suất danh nghĩa, lãi suất thực , cho ví dụ
2. Tài sản cố định, tài sản lưu động và tài sản tài chính của DN phi tài chính
3. Phân tích việc hình thành tài sản có, tài sản nợ trong quá trình kinh doanh của ngân hàng thương mại.
4. Nguyên tắc đăng ký giao dịch của sở giao dịch chứng khoán.


Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

Thứ Hai, 8 tháng 4, 2013

Giải đề thi Xác suất thống kê - 2013.

Bài hướng dẫn.

Câu 1.
a/ P(A + B) = P(A) + P(B) - P(A.B) = P(A) + P(B) - P(A).P(B)
                  = 0.7 + 0.8 -  (0.7 x 0.8) = 0.94.

b/ Gọi X là số lần bắn trúng bia.
P là xác suất bắn trúng bia. 
Ta có: 
+ Xác suất không trúng bia lần 1 là: 1 - 0.7 = 0.3
+ Xác suất không trúng bia lần 2 là: 1 - 0.8 = 0.2
=> Xác suất không trúng cả 2 lần là: 0.3 x 0.2 = 0.06.
 và Xác suất trúng bia 1 lần là: 0.7 x 0.2 + 0.8 x 0.3 = 0.38
 và Xác suất trúng bia cả 2 lần là: 0.7 x 0.8 = 0.56

c/ Gọi Ai là xác xuất lấy được i bi đỏ từ bình một. 
=> Ao là không lấy được bi đỏ nào từ bình 1. 
      A1 là lấy được 1 bi đỏ từ bình 1.
      A2 là lấy được 2 bi đỏ từ bình 1. 
Gọi F là xác suất lấy được 3 bi đỏ từ bình 2.
P(F) = P(Ao).P(F/Ao) + P(A1).P(F/A1) + P(A2).P(F/A2)
Click vào hình để xem rõ hơn.



      

Mai tiếp nhé! 



Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

Đề kiểm tra giữa kỳ Môn Sác Xuất Thống Kê - 2013.


Bài giải. (Thầy đã sửa) 
Đưa lên đây, ai cần xem lúc rảnh rỗi mà không đem theo sách vở vẫn xem được. 
Câu 1: 
c/ Lần 1 chọn được bi đỏ.
Ta có: 6 đỏ + 8 vàng = 14 bi.
Chọn 1 bi đỏ, ta có 6 cách. 
=> Xác suất chọn được bi đỏ là: 6/14 = 3/7.

d/ Lần 2 chọn được 2 bi vàng.
- Gọi A là biến cố chọn được bi đỏ lần 1.
- Gọi B là biến cố KHÔNG chọn được bi đỏ lần 1.
- Gọi F là biến cố chọn được 2 bi Vàng lần 2. 
=> P(F) = P(A).P(F/A) + P(B).P(F/B) = (6/14) x (2C8)/(2C13) + (8/14) x (2C7)/(2C13)

Giải thích thêm chút câu d/. Chia hai trường hợp( Chọn không hoàn lại):
TH1: Nếu lần một đã chọn được 1 bi đỏ. => còn 13 bi trong bình = 5 đỏ + 8 vàng.
=> Khả năng chọn được 2 bi vàng là: 2C8. => Xác suất chọn được 2 Vàng là: (2C8) / (2C13)
=> P1 = (6/14) x (2C8)/(2C13)

TH2: Nếu lần một đã chọn được 1 bi vàng. => còn 13 bi trong bình = 6 đỏ + 7 vàng.
=> Khả năng chọn được 2 bi vàng là: 2C7. => Xác xuất chọn được 2 Vàng là: (2C7) / (2C13)
=> Khà năng không chọn được 1 bi đỏ lần 1 là: 1 - 6/14 = 8/14. 
=> P2 = (8/14) x (2C7)/(2C13)
Vậy P = P1 + P2.

Câu 2:

a/ Gọi X là số sản phẩm đạt tiêu chuẩn trong 100SP.
ta có: X ~ B(100; 0,8) ~ N(100 x 0.8; 100 x 0.8 x 0.2) = N (80; 16)
Với n = 100;  p = 0.8;
q = 1 - p = 1 - 0.8 = 0.2.
=> P (X = 80) = (1/căn(npq)) x phi((80 - np) /  căn (npq)) = (1/4) x phi(0) = .... TRA BẢNG E.
b/ P(60 =< X =< 80 ) = ...công thức xác suất xấp xỉ chuẩn... = 0.5               TRA BẢNG F. 


Câu 3:
a/ 
n = 100 > 30, X(trung bình) = 55,65.   s = 3,0704.
độ tin cậy gama = 0.94 => Z(anpha/2) = 1.88 (Tra bảng G)
a = X(trung bình) +(-) Z(anpha/2) x s / căn(n) = 55.65 +(-) 0.58
=> a1 = 55.07; a2 = 56.23
Vậy với độ tin cậy gama = 94%, năng suất trung bình của lúa vào khoảng ( 55.07;  56.23) tạ/ha

b/
Ao = 60; Ho: A = 60.
Với A là năng suất lúa tại địa phương.
n = 100 > 30, X(trung bình) = 55,65.   s = 3,0704.

Anpha = 3% => gama = 97% => Z(anpha/2) = 2.17. (TRA BẢNG G)
=> Z = (X(trung bình) - Ao) x Căn (n) / s = - 14.1 (số âm)
=> | Z | = 14.1 > Z (anpha/2) = 2.17 => Bác bỏ Ho.
Vậy báo cáo chưa tin được. 

Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

Đề thi Những Nguyên Lý Cơ Bản Của CN Mac-Lê Nin (P2)

Đề thi lần 1. 
Câu 1: Lượng Giá trị hàng hóa đo lường như thế nào? Phân biệt thời gian lao động xã hội cần thiết và thời gian lao động cần thiết.
Câu 2: Tại sao nói giá trị thặng dư là lao động không công của công nhân làm thuê cho nhà tư bản trong khi họ vẫn nhận được tiền công như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu nhà tư bản trả công đúng giá trị sức lao động thì người công nhân có còn bị bóc lột không? Tại Sao?
Câu 3: Sứ mệnh Lịch sử của Gia cấp công nhân? Tại sao nói Giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử này? Liên hệ thực tiễn với cách mạng Việt Nam.

Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2012

Đề thi Toán Cao Cấp P1 - Đề 2.

Đề 2
Bài 1: Cho u1=(1;2;1), u2=(-1;1;1), u3=(2;1;1)
a/ Chứng minh B = (u1; u2; u3) là cơ sở của R3.
b/ Tìm tọa độ của vector u = (-3;8;6) trong cơ sở sắp B.
Bài 2: Cho ma trận:
         1    1   1
A =   m  -1   3
         2   2   m
a/ Tìm m để A suy biến.
b/ Với m = 1 hãy tìm ma trận X sao cho X.A = (A)T      ( Với (A)T là ma trận chuyển vị của A.)
Bài 3:  cho ma trận:

         m   2   1
A =    2   m   1
         1   2    m
Biện luận theo m hạng của A.

Bài 4:  Cho ma trận hệ số đầu vào:
         0.2   0.3  0.1
A =    0.2   0.1  0.4
          0.1  0.2  0.2
Tìm sản lượng của 3 ngành biết yêu cầu của ngành mở đối với 3 ngành là (41; 71; 38).



$ Kim Đại Phát $